Loading

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Không dùng Megauploads, ta dùng gì?

Sau khi Megauploads bị đóng cửa, rất nhiều người dùng đã buộc phải chuyển sang lựa chọn nơi lưu trữ file khác. Nên dùng bên nào khác? Xin tư vấn các bạn một số dịch vụ lưu trữ và chia sẻ hữu dụng:

Dropbox, Media Fire, Minus, Skydrive… là những dịch vụ lưu trữ trực tuyến và chia sẻ file ưu việt thay thế cho Megaupload sau khi website này bất ngờ bị đóng cửa.
Megaupload là trang web cung cấp dịch vụ lưu trữ và chia sẻ file trực tuyến lớn nhất thế giới với 50 triệu người dùng mỗi ngày và chiếm đến 4% lưu lượng trên Internet. Tạp chí eWeek đã đưa ra 10 lựa chọn tối ưu khác cho phép lưu trữ và chia sẻ trực tuyến dành cho người dùng. Các địa chỉ này đều cung cấp dịch vụ miễn phí với dung lượng đáng kể đối với người dùng.
Dropbox
Dropbox là dịch vụ lưu trữ khá phổ biến, cho phép lưu trữ 2GB miễn phí. Người dùng có thể chia sẻ file trong thư mục công cộng (public) với bất kỳ ai được gửi thư mời. Ngoài ra, người dùng có thể nâng cấp dung lượng lưu trữ lên 50 GB hay 100 GB với mức phí là 10 USD hay 20 USD/tháng.

RapidShare
Gần giống như Megaupload, RapidShare cho phép người dùng tải file với kích cỡ không giới hạn và chia sẻ chúng qua email hay qua các liên kết trên Twitter, Facebook. Không giới hạn về dung lượng lưu trữ, tuy nhiên, các file sẽ tự động bị xóa sau một khoảng thời gian. Nếu muốn tối ưu hóa RapidShare như một dịch vụ lưu trữ trên mây, người dùng có thể nâng cấp lên RapidPro với mức phí là 39 USD cho 150 ngày sử dụng, hay 130 USD cho thời gian 2 năm.
MediaFire
Người dùng MediaFire có thể lưu trữ file miễn phí ở mọi định dạng với kích cỡ file không vượt quá 2GB. Trang web này không hạn chế về dung lượng lưu trữ, tuy nhiên, file cũng sẽ tự động bị xóa sau một thời gian nhất định. Người dùng có thể nâng cấp dịch vụ với chi phí chỉ 9 USD một tháng để có thể upload file với kích cỡ 4GB. Các file được chia sẻ thông qua các đường dẫn.
YouSendIt
YouSendIt là một địa chỉ chia sẻ file tồn tại từ khá lâu đời. YouSendIt cung cấp dung lượng lưu trữ miễn phí là 2GB với kích cỡ file tải lên tối đa là 50 MB. Files có thể được chia sẻ qua email trong 5 tháng miễn phí. Nếu trả thêm 10 USD một tháng, người dùng sẽ được nâng cấp lên dung lượng lưu trữ là 5GB với kích cỡ file tải lên là 2GB.
Box
Box là dịch vụ lưu trữ trên mây, không phải dịch vụ chia sẻ file. Người dùng có thể sử dụng 5GB miễn phí và chia sẻ file cho người khác thông qua một link trực tiếp hay qua email mời xem toàn bộ thư mục lưu trữ. Tuy nhiên, người dùng miễn phí chỉ được phép tải lên file có kích cỡ nhỏ hơn 25MB. Giới hạn kích cỡ file có thể được nâng cấp ở mức 1GB với dung lượng lưu trữ 25GB hay 50GB với chi phí là 10USD hay 20USD một tháng (Đọc thêm: Lưu trữ trực tuyến miễn phí: chọn Box.net hay Dropbox?)
Amazon Cloud Drive
Amazon Cloud Drive cung cấp dịch vụ lưu trữ miễn phí có dung lượng 5GB. Nếu muốn mở rộng dung lượng này, người dùng sẽ phải trả thêm 1 USD cho mỗi GB mở rộng (1 năm). Tuy nhiên, trang web này không cho phép chia sẻ file và kích cỡ file tải lên tối đa chỉ là 2GB.
Minus
Minus là một trong những dịch vụ sử dụng đơn giản nhất. Với một tài khoản trên Minus (đăng ký miễn phí), người dùng có thể kéo và thả để tải lên các file (lên đến 2GB/file) và được cung cấp kho lưu trữ lên đến 50GB. File đã tải lên được chia sẻ thông qua 1 đường dẫn được cung cấp tự động.
Microsoft SkyDrive
Microsoft SkyDrive là dịch vụ lưu trữ và chia sẻ file miễn phí của Microsoft với dung lượng cho phép là 25GB. Tuy nhiên, giới hạn kích cỡ file tải lên chỉ không quá 50 MB và người dùng sẽ buộc phải sử dụng Hotmail hay một tài khoản nào đó của Microsoft.
Wupload
Wupload tự tin tuyên bố dịch vụ của họ là “100% an toàn”. Người dùng được phép tải lên file miễn phí có kích cỡ 2GB với khả năng lưu trữ lên đến 750GB. Thành viên trả phí có thể nâng giới hạn file tải lên đến 10GB với chi phí 9 USD một tháng hay 90 USD một năm.
SugarSync
Tương tự như Dropbox, SugarSync cho phép tải lên file có kích cỡ 5GB với dung lượng kho lưu trữ tối đa là 25GB. File được chia sẻ cho người khác qua 1 link, hay qua thư mời xem các thư mục được chia sẻ.
Theo PCworld




Apple có thể đặt xưởng sản xuất tại Việt Nam?

Theo tờ New York Times, không chỉ vì muốn tận dụng nhân công rẻ mà Apple quyết định sản xuất đa số sản phẩm của mình tại các nước châu Á - Thái Bình Dương.
Tổng thống Mỹ Barack Obama từng có lần hỏi thẳng Steve Jobs về vấn đề Apple đặt sản xuất ở bên ngoài nước Mỹ. Và Jobs trả lời một câu rất ngắn gọn: "Không thể thu lại những chỗ làm đó!".
Tờ New York Times mới có bài phân tích các nguyên nhân khiến Apple thích các nhà máy sản xuất ở nước ngoài hơn ở Mỹ. Theo đó, không chỉ vì mong muốn tận dụng nhân công rẻ mà Ban lãnh đạo Apple quyết định sản xuất đa số sản phẩm tại các nước châu Á - Thái Bình Dương.
Theo New York Times, ngoài lý do giá nhân công rẻ, Ban lãnh đạo Apple đã bị thuyết phục rằng Mỹ thua châu Á và châu Âu về năng suất và tính linh hoạt trong sản xuất cũng như về trình độ và tính kỷ luật của công nhân.
Một cách chính thức thì các đại diện của Apple không tham gia vào việc hình thành bài báo này. Apple thoạt đầu có đưa ra một phác thảo nhưng lãnh đạo của hãng lại từ chối bình luận, nên bài báo chủ yếu dựa trên thông tin thu thập được từ các nhân viên cũ cũng như nhân viên hiện tại của Apple.
"Bài báo là kết quả trò chuyện cùng khoảng 3 chục nhân viên cũ và hiện hành của Apple, nhiều người trong số đó đề nghị được giấu tên để không ảnh hưởng đến công việc - New York Times cho biết - Ngoài ra, có một số cuộc phỏng vấn với các nhà kinh tế, chuyên gia về sản xuất, chuyên gia thương mại quốc tế, các nhà phân tích công nghệ, các nhà khoa học, các quan chức và công nhân của các công ty là các nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh hay đối tác của Apple".
Apple có gần 43.000 nhân viên ở Mỹ và khoảng 20.000 nhân viên ở các nước khác. Tuy nhiên, có khoảng 700.000 người làm việc gián tiếp cho Công ty thông qua các nhà thầu, và chủ yếu họ ở ngoài địa phận Hoa Kỳ.
Trong bài báo có dẫn ví dụ minh hoạ chứng tỏ ưu thế của việc đặt sản xuất sản phẩm tại châu Á. Một vài tuần trước khi tung ra iPhone thế hệ đầu tiên, Steve Jobs đã quyết định thay đổi màn hình của smartphone này do nhận thấy chìa khoá của ông làm xước màn hình bản mẫu iPhone!
Cựu quản lý của Apple hồi tưởng cảnh tượng tại nhà máy lắp ráp ở Thâm Quyến như sau: 8 nghìn con người bị đánh thức trước giờ báo thức khá lâu, được cho uống trà nóng, ăn bánh quy và đưa tới dây chuyền sản xuất để thay màn hình mới cho iPhone. Trong vòng vài ngày, nhà máy đã lắp ráp lại vượt 10.000 smartphone mỗi ngày.
Còn một nguyên nhân nữa khiến Apple chuyển việc lắp ráp sản phẩm sang Đông Nam Á. Đó là vì ở đây đã có hạ tầng cần thiết - các nhà máy sản xuất linh/phụ kiện cho iPhone và iPad. Các nhà máy này hiện diện khắp nơi nên việc chuyển chi tiết máy từ Mỹ đến là không cần thiết: Apple hoàn toàn có thể sản xuất sản phẩm tại châu Á rồi mang đi phân phối khắp thế giới.
Dĩ nhiên, yếu tố tiên quyết dẫn đến việc Apple chuyển sản xuất sang phương Đông là do Foxconn phát triển mạnh mẽ. Foxconn là đối tác của Apple nhưng công ty này cũng đang đảm nhiệm lắp ráp tới 40% lượng hàng điện tử của thế giới. Tại một nhà máy của Foxconn ở Trung Quốc nổi danh với cái tên Foxconn City đã có 230.000 người làm việc, trong đó có tới một phần tư số họ sống luôn trong các "doanh trại" nằm trong phạm vi nhà máy. 
"Tại nhà máy có gần 300 bảo vệ chỉ chuyên theo dõi việc đi lại của mọi người sao cho không ai "chết bẹp" vì chen lấn xô đẩy ở các cửa ra vào - New York Times viết - Nhà bếp trung tâm chuẩn bị trung bình 3 tấn thịt heo và 13 tấn gạo mỗi ngày. Nhà máy thì sạch một cách hoàn hảo nhưng trong các phòng uống nước thì không thở được vì khói thuốc dày đặc".
Theo PCworld

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

3 xu hướng thương mại điện tử 2012

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi với sự "lộ diện" các tập đoàn lớn của nước ngoài. Hưởng lợi nhiều nhất là người tiêu dùng.

Tiếp nhận đầu tư từ nước ngoài
Việc bắt tay với các doanh nghiệp thương mại điện tử (TMĐT) nước ngoài đã xuất hiện từ năm 2008 với hợp tác giữa Chợ Điện tử và eBay. Đến 2011, xu hướng này đã rõ nét, các nhà đầu tư nước ngoài đều nhìn thấy tiềm năng rất lớn từ thị trường Việt Nam hơn 86 triệu dân. 
Trong năm 2011 nhiều doanh nghiệp lớn về TMĐT trên thế giới như Alibaba, Rakuten, eBay… đều có đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam. “Xu hướng này có thể sẽ rõ hơn trong năm 2012. Lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam sẽ thu hút sự quan tâm lớn của các hãng TMĐT hàng đầu trên thế giới cũng như của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài muốn triển khai hoạt động kinh doanh TMĐT ở Việt Nam”, ông Nguyễn Thành Hưng, Tổng thư ký Hiệp hội TMĐT Việt Nam nhận định.
Còn ông Nguyễn Ngọc Điệp, Công ty Vật Giá, cho rằng rất có thể sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ khiến thị trường này sôi động hơn bởi họ là những người rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo đó, lợi nhuận cũng sẽ chảy về túi các "đại gia" nước ngoài. So với các hãng TMĐT lớn, các công ty trong nước vẫn có lợi thế am hiểu thị trường bản địa. Nhưng, để các công ty TMĐT nội địa sống được ngay trên chính quê hương mình, theo ông Điệp, Nhà nước cần sớm có các chính sách tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước hoạt động.
Hiện tại, môi trường chính sách cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường này đang ngày càng thuận lợi. Chẳng hạn, trước đây các công ty nước ngoài chỉ có thể mở văn phòng đại diện và không được trực tiếp làm kinh tế tại Việt Nam, thì nay đã có thể được cấp phép để kinh doanh Internet...
Hiện tại, doanh nghiệp đang chờ đợi những động thái từ các cơ quan quản lý nhà nước với hy vọng một nghị định mới về TMĐT sẽ ra đời thay thế Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về TMĐT ban hành năm 2006 để kịp thời điều chỉnh những phát sinh từ thực tiễn. Ông Hưng tiết lộ, hiện cơ quan quản lý nhà nước đã có kiến nghị về việc xây dựng nghị định mới. Nghị định dự kiến đưa ra khung quy định chung cho các giao dịch TMĐT, đồng thời quy định cụ thể nội dung quản lý nhà nước đối với một số loại hình kinh doanh TMĐT đặc thù.
Lan tỏa trên mobile và mạng xã hội
 
Với sức hấp dẫn và lan tỏa rất nhanh của các mạng xã hội, đặc biệt trong bối cảnh số người dùng các thiết bị di động thông minh kết nối Internet tăng nhanh, “có thể dự đoán các doanh nghiệp sẽ đẩy nhanh việc bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các mạng xã hội với hình thức B2C (Doanh nghiệp - người dùng). Các cá nhân cũng tận dụng khả năng của mạng xã hội để mua bán với nhau (hình thức C2C - người dùng - người dùng)”, ông Nguyễn Thành Hưng nhận định.
Đây không chỉ là xu hướng ở Việt Nam mà được dự báo sẽ bùng nổ trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, xu hướng TMĐT trên mobile được dự báo sẽ nở rộ từ năm 2012 trở đi. Rất nhiều doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ nội dung số trên thiết bị di động đang tập trung vào các giải pháp như thanh toán qua mobile (các ngân hàng, ví điện tử), tiếp thị qua mobile (mobile marketing) như Naiscorp, Gapit… Thị trường này hứa hẹn sẽ có nhiều sôi động trong năm 2012.
Mua theo nhóm: hồi hộp thịnh hay suy

Trào lưu mua theo nhóm (groupon) tại Việt Nam nở rộ từ giữa năm 2011. Nhiều ý kiến cho rằng đây chính là thế mạnh của TMĐT. Khả năng kết nối của Internet cho phép thu hút đông người mua, tạo lên sức mạnh khi mua cùng một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ từ mỗi người bán. Cả người bán, người mua và nhà cung cấp dịch vụ trung gian giúp nhiều người mua tập hợp lại với nhau và đều có lợi.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian cũng từng coi "mua theo nhóm" là "người hùng" của năm 2011 bởi nhờ đó mà dịch vụ thanh toán trực tuyến có những phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, sẽ rất khó dự đoán xu thế mua theo nhóm trong năm 2012 bởi hoạt động này phụ thuộc đáng kể vào chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian.
Một mặt, họ phải đảm bảo để người bán tuân thủ đúng các cam kết đã công bố công khai trên website của mình, đồng thời phải đa dạng các sản phẩm và dịch vụ để hấp dẫn đông đảo người mua. Mặt khác, các nhà cung cấp dịch vụ trung gian phải liên tục sáng tạo các phương thức để người mua dễ dàng tập hợp với số lượng lớn, tạo ra lợi thế của bên mua. Nhà cung cấp dịch vụ trung gian cũng cần phải công bố công khai trách nhiệm của mình đối với người mua khi quyền lợi của họ không được đảm bảo.
Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước về TMĐT và bảo vệ người tiêu dùng cũng cần nghiên cứu hệ thống pháp luật hiện nay đã phù hợp để xử lý các tranh chấp làm thiệt hại tới người tiêu dùng khi tham gia hình thức mua hàng theo nhóm hay chưa và có kế hoạch bổ sung, sửa đổi kịp thời nếu hệ thống này chưa đáp ứng được hình thức mua bán mới này ở Việt Nam.
Trên thực tế, hình thức mua theo nhóm hiện vẫn phát triển tự phát. Tuy chưa xảy ra vụ kiện tụng nào đáng chú ý nhưng chất lượng vẫn có nhiều điều đáng bàn, nhất là với các loại hàng hóa là dịch vụ. Đơn vị trung gian vẫn gặp khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp có đúng với cam kết. Đối với người tiêu dùng, tâm lý chung vẫn là: nếu không hài lòng thì không sử dụng nữa. Thực sự, đây là một kiểu phản ứng rất nguy hiểm bởi nó không giúp nhà cung cấp, đơn vị trung gian có được những thông tin phản hồi để kịp thời điểu chỉnh.
Tuy nhiên, nhìn từ góc độ các nhà quản lý vĩ mô, rất cần đến vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về TMĐT và bảo vệ người tiêu dùng trong việc nghiên cứu hệ thống pháp luật hiện nay đã phù hợp để xử lý các tranh chấp làm thiệt hại tới người tiêu dùng khi tham gia hình thức mua hàng theo nhóm hay chưa và có kế hoạch bổ sung, sửa đổi kịp thời nếu hệ thống này chưa đáp ứng được hình thức mua bán mới này ở Việt Nam.
Theo PCworld

Xem tổ tiên tưởng tượng về chúng ta cách đây 200 năm

Cùng tưởng tượng con người cách đây 200 năm tưởng tượng về con cháu như thế nào?
Dạy và học
Đi tàu hỏa
Triển khai các dự án xây dựng
Dịch vụ cắt tóc và cạo râu
Nội trợ và làm đẹp
Săn lùng tội phạm
Ưu thế chiến tranh
Công nghệ dệt may
Máy bay đa năng
Giao thông tầm cao
Đó là những tưởng tượng của tổ tiên ta cách đây 200 năm, có điều đúng, có điều gần đúng và cũng có điều chưa đúng.
Hãy thử tưởng tượng 200 năm sau con cháu ta như nào đi các bạn ^^!
2/tháng giêng / Nhâm Thìn







Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

NoKia tìm hướng phát triển thị trường Đông Dương và Philippines

Với chức vụ mới tại Nokia, ông William Hamilton-Whyte cho biết Hãng sẽ tiếp tục chiến lược hướng tới kết nối tỉ người dùng đồng thời sẽ tung ra các sản phẩm và dịch vụ đa dạng.



Nhân dịp Nokia bổ nhiệm ông William Hamilton-Whyte làm Phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh tại khu vực Đông Dương (gồm Việt Nam, Campuchia, Lào) và Philippines, NCĐT đã phỏng vấn ông về chiến lược của Nokia và những nhận định về thị trường điện thoại di động Việt Nam của ông.

Với chức danh mới tại Nokia, công việc của ông sẽ có gì khác trước đây?

Không có thay đổi gì nhiều trong cách làm việc của tôi. Có chăng là tôi sẽ có nhiều trách nhiệm hơn, đi lại nhiều hơn với khối lượng công việc lớn hơn. Tôi có một đội ngũ quản lý trình độ cao và đáng tin cậy, họ sẽ đồng thời giúp tôi vận hành công việc của Nokia tại cả 4 Quốc Gia từ trụ sở chính là TP. HCM, mà vẫn tiếp tục duy trì sự tăng trưởng tại thị trường Việt Nam. Theo tôi, đây là một cơ hội cho đội ngũ quản lý của tôi, để họ được tiếp xúc với những thị trường khác, những nền văn hóa khác, hiểu được nhiều hơn về kinh doanh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việc bổ nhiệm bộ máy lãnh đạo mới bao gồm những thay đổi gì? Thay đổi đó có gây khó khăn gì cho ông?

Không có thay đổi nào là đáng kể. Chúng tôi có thái độ làm việc tốt, tinh thần tập thể cao, chúng tôi quyết tâm để đưa điện thoại Nokia đến một vị thế mới. Với tất cả những yếu tố trên, chúng tôi làm việc với niềm vui và sự đam mê. Tôi tin rằng đội ngũ của mình đã sẵn sàng làm việc trong môi trường như vậy. Việc hợp tác và tác nghiệp với các thị trường khác như Philippines, Campuchia, Lào tạo điều kiện giúp họ có nhiều trải nghiệm hơn.

Nhóm lãnh đạo khu vực cũng sẽ mang kinh nghiệm đã đạt được tại Việt Nam đến các thị trường khác. Chúng tôi sẽ khẳng định lại cam kết của Nokia về việc mang lại cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Chúng tôi đang đạt được tiến bộ vững chắc và sẽ tiếp tục tập trung vào việc đổi mới và mang lại trải nghiệm về điện thoại di động cho người tiêu dùng.

Cho đến nay, Nokia vẫn tiếp tục nỗ lực thay đổi cục diện kinh doanh trong ngành điện thoại thông minh bằng việc hợp tác với Microsoft. Theo đó, ngoài việc tung ra các sản phẩm chạy hệ điều hành Nokia Belle như Nokia 700, Nokia 701, Nokia 603, Nokia còn giới thiệu điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Windows, Lumia 800 và Lumia 710. Trong thế giới điện thoại di động, Nokia vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược hướng tới kết nối tỉ người dùng với internet bằng cách cung cấp những thiết bị cùng các dịch vụ tiện ích đa dạng trong năm 2011. Trong số này phải kể đến 4 chiếc điện thoại 2 sim Nokia 101, Nokia X1-01, Nokia C2-00, Nokia C2-03 và những chiếc điện thoại dòng Asha như Nokia Asha 303, Nokia Asha 300, Nokia Asha 201 và Nokia Asha 200.

Kho ứng dụng Nokia Store cũng ngày càng trở nên phong phú với hơn 90.000 ứng dụng trong đó 90% ứng dụng có thể sử dụng ngôn ngữ bản địa. Theo thống kê, hiện có khoảng 10 triệu lượt tải ứng dụng mỗi ngày và 1/3 trong số này dành cho Series 40.

Ông từng đưa Nokia trở thành thương hiệu dẫn đầu thị trường di động Philippines giai đoạn 2007- 2009. Còn trong nhiệm kỳ của ông tại Đông Dương vừa qua, ông đã làm được gì, nhất là tại Việt Nam?

Đúng là trong nhiệm kỳ tại Philippines, tôi cùng với đội ngũ của mình đã thành công trong việc đưa Nokia trở thành hãng bán điện thoại di động dẫn đầu tại đây.

Và chúng tôi cũng đạt được sự thành công tương tự tại thị trường Đông Dương kể từ khi tôi đến đây làm việc vào cuối năm 2009. Nokia tiếp tục dẫn đầu về giá trị, khối lượng bán hàng và được công nhận thương hiệu hàng đầu trong khu vực, đặc biệt là tại Việt Nam. Năm 2011, chúng tôi đã gia tăng được thị phần. Nokia đã đưa ra thị trường nhiều mẫu điện thoại thông minh như Nokia E7, Nokia N9, Nokia 603, Nokia 700 và Nokia 701... Đối với các điện thoại phổ thông, chúng tôi đã mở rộng thị trường khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa. Chúng tôi đã thành công khi ra mắt dòng điện thoại 2 sim là Nokia C2-00 và Nokia X1-01.

Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia đứng đầu với số lượng tải ứng dụng từ Nokia Store. Mỗi tháng, có 10 triệu lượt tải từ Việt Nam và chúng tôi đã đạt được một cột mốc quan trọng: đến 100 triệu lượt tải cho thị trường tính đến ngày Giáng sinh năm 2011. Hơn nữa, chúng tôi đã thành công trong việc triển khai dịch vụ mua ứng dụng thanh toán qua phí nhà mạng (VinaPhone và MobiFone). Những người dùng Nokia có thể tải các ứng dụng của Nokia Store một cách dễ dàng và với giá cả phải chăng (từ 5.000-15.000 đồng/lượt).

Ông có thể cho biết mục tiêu tăng trưởng của Nokia Đông Dương và Philippines nói chung cũng như thị trường Việt Nam nói riêng trong năm 2012?

Kể từ khi tôi đến Việt Nam, mục tiêu của chúng tôi không thay đổi và chiến lược đang được triển khai từ từ nhưng chắc chắn, năm này qua năm khác. Chúng tôi sẽ bắt đầu thực hiện chiến lược tương tự Philippines, Campuchia và Lào đồng thời tiếp tục xây dựng tương lai cho Nokia. Ngành công nghiệp này đang thay đổi, nhu cầu tiêu dùng đang thay đổi và chúng tôi phải đảm bảo rằng Nokia sẽ cung cấp đầy đủ cả 2 dòng điện thoại thông minh và phổ thông cho mọi người, chứ không phải chỉ tập trung phục vụ cho một nhóm nhỏ.

Ông từng nói Việt Nam không còn là thị trường điện thoại di động đang tăng trưởng mà là một thị trường đã trưởng thành. Vậy, để tiếp tục chinh phục thị trường này, Nokia có chiến lược nào khác biệt hay sản phẩm nào đột phá?

Ngành điện thoại di động tại Việt Nam đang dần đi đến chỗ phát triển chín muồi. Tốc độ tăng trưởng số người sử dụng điện thoại di động mới tại Việt Nam rất thấp. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thị trường đã bão hòa và cơ hội không còn. Người đã có điện thoại sẽ quan tâm tới các mẫu có màu sắc mới. Người khác thích mẫu mới với sự kết hợp các tính năng họ cần. Thành công lớn của chúng tôi với điện thoại Nokia N9 (kiểu dáng đẹp, lướt nhẹ và đa nhiệm) hay Nokia dòng 2 sim (điện thoại phổ thông nhiều tính năng, nhiều màu sắc, kết hợp công nghệ đổi sim tốc hành) là một bằng chứng sống động.

Thị trường, sự cạnh tranh, người tiêu dùng và công nghệ luôn luôn phát triển và ngành viễn thông sẽ luôn luôn là một trong những ngành công nghiệp năng động nhất, đầy thử thách và thay đổi nhanh chóng nhất.

Cuối cùng, như đã nói ở trên, chúng tôi sẽ tiếp tục mang lại cho người dùng Việt Nam các sản phẩm điện thoại di động tốt nhất có thể, từ thiết bị thông minh (như Lumia) đến điện thoại di động (như Asha). Tất nhiên, chúng tôi cũng sẽ tung ra các sản phẩm và dịch vụ mới ra thị trường.

Một năm không hoạt động, tên miền quốc gia bị thu hồi

Thông tư số 37 về xử phạt vi phạm hành chính liên quan tới sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học & Công nghệ ban hành, chính thức có hiệu lực từ 9/2/2012, đã quy định khá cụ thể về hành vi vi phạm tên miền.
Theo Thông tư 37 chi rõ, việc đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền là 1 trong 2 hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (hành vi còn lại là sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn).
Có 2 trường hợp được xác định là hành vi đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền.
Thứ nhất, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” có chứa phần chữ trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ và được sử dụng để quảng cáo, giới  thiệu sản phẩm, chào hàng,  bán  hàng  hóa,  dịch  vụ  trùng,  tương  tự  hoặc  có  liên  quan  trên  trang thông  tin điện  tử mà địa chỉ  tên miền đó dẫn  tới; gây nhầm  lẫn và  làm  thiệt hại  đến  uy  tín  hoặc  vật  chất  đối  với  chủ  sở  hữu  nhãn  hiệu,  tên  thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý đó.
Thứ hai, đăng  ký  chiếm  giữ  quyền  sử  dụng  tên miền  quốc  gia Việt Nam “.vn” có chứa phần chữ trùng với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý có uy  tín, danh  tiếng  tại Việt Nam nhưng  trên một năm  tên miền đó chưa đưa vào sử dụng cho hoạt động cụ  thể và có căn cứ chứng minh  tổ chức, cá nhân chỉ đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng tên miền nhằm bán lại để kiếm lời hoặc cản  trở chủ sở hữu nhãn hiệu,  tên  thương mại, chỉ dẫn địa  lý được bảo hộ đó đăng ký tên miền.
Một trog những điểm mới đáng lưu ý trong Thông tư 37 là trong trường hợp nhiều cơ quan khác nhau cùng có  thẩm quyền xử  lý một hành vi vi phạm thì chủ thể quyền có thể lựa chọn một trong số các cơ quan đó để nộp đơn yêu cầu xử lý. Ví dụ: Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền  thông, Cục Quản  lý cạnh  tranh đều có  thẩm quyền xử  lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền. Chủ thể quyền có thể lựa chọn để nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền bằng biện pháp hành chính  theo  trình  tự,  thủ  tục quy định  tại Nghị định 97/2010/NĐ-CP tại một trong ba cơ quan nêu trên.
Với quy định này, các doanh nghiệp sẽ không còn phải băn khoăn về chuyện mình đã nộp đơn đúng địa chỉ cần nộp hay chưa, và cũng tránh trường hợp né tránh trách nhiệm xử lý đơn giữa các cơ quan chức năng.
Sau 1 năm kể từ ngày bị buộc thu hồi tên miền vi phạm mà bên vi phạm không chịu tự nguyện ti hành thì Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) sẽ thực hiện việc thu hồi tên miền theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền. Thông tư 37 chính thức có hiệu lực từ ngày 9/2/2012.
  Tuy nhiên theo các quy định hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành tại Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT đã ban hành trước đó và cũng là thông lệ chung quốc tế, thì tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" được đăng ký theo nguyên tắc bình đẳng, không  phân biệt. Tổ chức, cá nhân đăng ký trước được quyền sử dụng trước. Và, "Tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" không nằm trong đối tượng điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ. Dãy ký tự hoặc ký tự là nhãn hiệu hàng hóa, tên thương hiệu, tên sản phẩm, tên dịch vụ, bản quyền tác giả, tác phẩm nằm trong cấu trúc tên miền nếu chỉ đăng ký bảo vệ trên mạng sẽ không được bảo vệ trên thực tế và ngược lại, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương hiệu, tên sản phẩm, tên dịch vụ, bản quyền tác giả, tác phẩm nếu chỉ đăng ký bảo hộ trên thực tế cũng sẽ không được bảo vệ trên mạng nếu không đăng ký chúng trong tên miền".
Chính vì thế, khi Bộ KH&CN lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 97/2010/ND-CP ngày 21/9/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC – Bộ TT&TT) đã nhiều lần gửi kiến nghị sang Bộ KH&CN góp ý về Thông tư này. Ở lần ban hành chính thức Thông tư, Bộ KH&CN cũng đã căn cứ trên những Thông tư của Bộ TT&TT để có những sự điều chỉnh phù hợp hơn so với Dự thảo lần trước.Theo ICT News


Chi khủng cho bằng sáng chế năm 2011

2011 là năm đánh dấu mức chi tiêu khổng lồ của các "đại gia" trong ngành CNTT thế giới cho bản quyền sáng chế. "Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”, giúp các "đại gia" tránh được những cuộc kiện tụng về sau...
Năm 2011 dường như là năm có nhiều thương vụ liên quan đến bằng sáng chế của các “đại gia” như Google, Sony…
Thương vụ mua bằng sáng chế Nortel
Đây là thương vụ mua bán lớn của tổ hợp các tập đoàn điện tử, viễn thông bao gồm: Apple, EMC, Ericsson, Microsoft, RIM và Sony. Với mong muốn bắt tay nhau cùng "đánh bại" Google và Intel, các tập đoàn đã mua lại một kho các bằng sáng chế đầy tiềm năng của Nortel sau khi công ty này rao bán chúng trong cuộc đấu giá tháng 6/2011.
Mức giá trả cho Nortel gần 5 tỷ USD với 600 bằng sáng chế và các ứng dụng, như mạng không dây, viễn thông và công nghệ trực tuyến bao gồm mạng 4G, công cụ tìm kiếm trên Internet, mạng xã hội, và các hệ thống VoIP.
Nortel là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất Bắc Mỹ có trụ sở chính tại Toronto, Canada đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản hồi đầu năm 2009 sau những nỗ lực cố gắng cứu vãn tình trạng kinh doanh thua lỗ do cơn khủng hoảng tài chính.
Sony chi 1,45 tỷ USD mua bộ phận di động của Ericsson
Trong tháng 10/2011, Sony đã mua lại bộ phận di động của Ericsson với giá 1,45 tỷ USD, trong đó Sony được quyền sở hữu một danh mục lớn các bản quyền sáng chế và cả 5 bằng sáng chế liên quan đến công nghệ thiết bị không dây.
Như vậy, Sony vừa có thể tăng cường các sản phẩm tiêu dùng để chạy đua với các nhà sản xuất smartphone và máy tính bảng, như Apple và Samsung; đồng thời còn sở hữu cổ phần còn lại do đối tác Ericsson nắm giữ. Sony không phải lo lắng nhiều về bản quyền bằng sáng chế.
Sony là một tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản, với trụ sở chính nằm tại Minato, Tokyo, Nhật Bản, và là tập đoàn điện tử đứng thứ 5 thế giới với 81,64 tỉ USD (2011). Hiện nay, ông Howard Stringer nắm giữ chức Chủ tịch của Sony.
Google chi cả trăm tỷ cho bằng sáng chế của IBM
Tháng 1/2012, Google tiếp tục mua lại của IBM hơn 200 bản quyền sáng chế. Trước đó, vào tháng 7/2011, Google đã mua hơn 1.000 bằng sáng chế của IBM. Và vào tháng 9/2011 thì con số này là 1.023 bằng sáng chế.
Việc làm này của Google nhằm bảo vệ nền tảng Android tránh khỏi những vụ kiện liên quan đến bản quyền công nghệ. Ngoài ra, tháng 8/2011, Google đã thâu tóm toàn bộ mảng sản xuất điện thoại di động và máy tính bảng của Motorola với giá 12,5 tỷ USD. Qua đó, Google có thêm khoảng 24.500 phát minh của Motorola Mobility.
Google có trụ sở tại Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1998. Sản phẩm chính của công ty này là công cụ tìm kiếm Google. Hiện tại, Larry Page là CEO của Google. Ông đã tiếp quản chức vụ này từ ngày 4/4/2011 thay cho Eric Schmidt.
Theo PC world



10 thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2011

Toàn bộ 10 thương hiệu có giá trị lớn nhất thế giới năm 2011 đều của các doanh nghiệp Mỹ. Trong đó, Apple đã có bước nhảy ngoạn mục lên vị trí thứ 8, đẩy đối thủ Phần Lan Nokia rớt khỏi top 10.

Dẫn đầu danh sách vẫn là thương hiệu đồ uống Coca-Cola được định giá ở mức gần 72 tỷ USD, tăng 2% so với năm 2010.
Hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo thường niên Best Global Brands (Những thương hiệu đắt giá nhất thế giới) của hãng nghiên cứu Interbrand cho biết, ngoài Apple, 9 vị trí còn lại trong top 10 năm 2011 đều không thay đổi vị trí so với 2010.

Dẫn đầu danh sách vẫn là thương hiệu đồ uống Coca-Cola được định giá ở mức gần 72 tỷ USD, tăng 2% so với năm 2010.

Các hãng công nghệ “khuynh đảo” top 10 thương hiệu đắt nhất, với 6 cái tên là IMB, Microsoft, Google, Intel, Apple và HP.

Trong đó, Apple là cái tên gây ấn tượng đặc biệt. Trong báo cáo năm 2010 của Interbrand, Apple xếp ở vị trí thứ 17. Năm 2011, giá trị thương hiệu này tăng thêm 58%, lên hơn 33 tỷ USD, đưa Apple nhảy lên vị trí thứ 8. 

Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của Apple là tình trạng xuống dốc thảm hại của thương hiệu Nokia. Từ chỗ đứng ở vị trí thứ 8 trong xếp hạng năm 2010, giá trị thương hiệu Nokia sụt 15% trong năm 2011, còn hơn 29 tỷ USD, tụt xuống vị trí thứ 14.

Trong top 10, Microsoft là thương hiệu duy nhất “mất giá” trong năm 2011, giảm 3%, còn xấp xỉ 61 tỷ USD. Những thương hiệu trong top 10 tăng giá ở mức 2 con số gồm có Google (27%), Intel (10%), và Apple.

Ngoài top 10, một số thương hiệu gây ấn tượng khác về mức tăng trưởng giá trị trong năm qua là Amazon và Samsung.

Với mức tăng 23%, giá trị thương hiệu của Amazon năm qua lên gần 13 tỷ USD, đủ để thương hiệu này đứng ở vị trí thứ 26 trong số 100 thương hiệu đắt giá nhất thế giới, tăng 10 bậc so với năm 2010.

Giá trị của thương hiệu Hàn Quốc Samsung cũng tăng 20% trong năm qua, lên hơn 23 tỷ USD, giúp thương hiệu này thăng hạng lên vị trí thứ 17 từ vị trí thứ 19 trong năm 2010.

Dưới đây là 10 thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2011 theo xếp hạng của Interbrand:

Warren Buffett - Con đường dẫn đến sự giàu có

Được mệnh danh là “nhà tiên tri của Omaha” bởi sự tinh thông trong đầu tư của ông, Bufett đã tích lũy được một lượng của cải cá nhân hơn 62 tỷ đôla, đưa ông trở thành một trong những người dẫn đầu danh sách tỷ phú năm 2008 do tạp chí Forbe bình chọn.
Ông đã tạo động lực cho rất nhiều tín đồ trung thành hàng năm đến Omaha để có cơ hội nghe ông nói chuyện tại cuộc họp thường niên ở Beckshire, một sự kiện được gán cho danh hiệu một cách hài hước là "lễ hội âm nhạc của chủ nghĩa tư bản - "Woodstock of Capitalism".

Thời trai trẻ 

Buffett ra đời vào ngày 30 tháng 8 năm 1930 tại Omaha, Nebraska, là người con thứ hai trong ba chị em và là con trai một của Howard và Leila Buffett,. Cha ông là người môi giới chứng khoán và đã từng là đại biểu quốc hội Mỹ cả bốn nhiệm kỳ. Howard tham gia các nhiệm kỳ không liên tục vào danh sách ứng cử viên của đảng Cộng Hòa, nhưng ông lại theo quan điểm tự do chủ nghĩa.

Kiếm tiền là một sở thích có từ rất sớm của Buffett, ông bán nước giải khát và có một chặng đường suôn sẻ. Mới 14 tuổi ông đã đầu tư những thứ kiếm được từ những nỗ lực này vào 40 mẫu đất, sau đó cho thuê lấy lãi. Bị cha thúc giục, ông nộp đơn xin vào học tại đại học Pennsylvania và đã được chấp nhận. Không thấy ấn tượng, Buffett đã rời trường đại học Pennsylvania sau hai năm và chuyển sang đại học Nebraska. Sau khi tốt nghiệp, cha ông một lần nữa thuyết phục về giá trị của việc học, và động viên ông theo đuổi học vị. Harvard đã từ chối Buffett nhưng Colombia thì nhận ông. Buffett học tập dưới sự hướng dẫn của Benjamin Graham, cha đẻ của thuyết đầu tư giá trị, và thời gian ở Colombia đã mang lại cho ông một giai đoạn sự nghiệp huyền thoại mặc dầu nó được khởi sự muộn. (Hãy đọc đầu tư giá trị trong cuốn “3 Nguyên tắc đầu tư bất tận nhất và Phương thức đầu tư của Warrent Buffet là gì?” - “The 3 Most Timeless Investment Principles and What Is Warren Buffett’s Investing Style?”.)

Sau khi tốt nghiệp, Graham đã từ chối thuê Buffett, thậm chí gợi ý ông không nên làm việc ở phố Wall. Cha của Buffett đồng ý với Graham, và thế là Buffett trở lại Omaha làm việc tại công ty chứng khoán của cha mình. Ông đã cưới Susan Thompson và họ bắt đầu cuộc sống gia đình. Một thời gian ngắn sau đó Graham thay đổi quan điểm và đề nghị Buffet đến làm việc ở New York.

Nền tảng của giá trị 

Khi ở New York, Buffett có cơ hội xây dựng dựa trên những lý thuyết về đầu tư mà ông đã học được từ Graham ở Colombia. Đầu tư giá trị, theo Graham nghĩa là liên quan đến việc tìm kiếm cổ phần được bán hạ giá khác thường dưới mức giá trị tài sản, và ông gọi đó là “giá trị nội tại”. Buffett đã tiếp thu tinh hoa nhưng đã có sự quan tâm đến việc phát huy nó lên một bước xa hơn nữa. Không giống Graham, ông còn muốn xem xét cả bên ngoài những con số và tập trung vào đội ngũ quản lý của công ty cũng như lợi thế cạnh tranh của sản phẩm công ty trên thị trường. (Để biết thêm về “Giá trị nội tại – intrinsic value” xem “ Phân tích cơ bản: Đó là gì? - Fundamental Analysis: What is it?”).

Năm 1956, ông trở lại Omaha, mở công ty Buffett Associates và đã mua một căn nhà. Năm 1962, ở tuổi 30, ông đã là một triệu phú khi ông đã hợp lực với Charlie Munger. Sự cộng tác của họ cuối cùng đã có kết quả trong sự phát triển một triết lý đầu tư dựa vào quan điểm của Buffett về tìm kiếm ở đầu tư giá trị như một cái gì đó còn hơn là cố gắng moi móc vài đồng đôla cuối cùng của những thương vụ đang hấp hối.

Với triết lý đó, họ đã mua Berkshire Hathaway, một xưởng dệt đang sắp đóng cửa. Bắt đầu bằng việc vận dụng thuyết giá trị cổ điển của Braham để sau đó khi việc kinh doanh hé mở những tín hiệu hồi sinh thì nó trở thành những khoản đầu tư chiến lược dài hạn. Nguồn vốn  sinh ra từ việc kinh doanh dệt may được sử dụng để thực hiện những khoản đầu tư khác. Cuối cùng chính cổ phần từ thương vụ ban đầu lại bị những khoản cổ phần khác làm cho lu mờ. Năm 1985, Buffett ngừng kinh doanh dệt may nhưng ông vẫn tiếp tục giữ tên công ty đó. Triết lý đầu tư của Buffett dựa trên nguyên tắc chỉ mua cổ phẩn của những công ty mà ông tin chắc rằng chúng được quản lý tốt và đang bị đánh giá thấp hơn giá trị của nó. Khi mua chứng khoán,  ông có xu hướng nắm giữ chúng dường như vô thời hạn. Tất cả những công ty như Coca Cola, American Express và Gillette đều đáp ứng những tiêu chí của ông và được giữ lại trong danh mục đầu tư của Berkshire Hathaway trong nhiều năm. Trong nhiều trường hợp ông mua lại toàn bộ công ty nhưng vẫn để ban lãnh đạo công ty tiếp tục điều hành công việc kinh doanh hàng ngày. Một vài hãng nổi tiếng thuộc thể loại này trong đó có See’ Candies, Fruit of the Loom, Dairy Queen, The Pampered Chef và GEICO Auto Insurance.

Bí quyết của Buffett vẫn còn giữ nguyên vẹn đến khi cổ phiếu trong lĩnh vực công nghệ trở nên phổ biến. Thuộc tuýp người kiên định không thích công nghệ mới, Buffett đứng ngoài cuộc chơi những cổ phiếu ngành công nghệ suốt cuối thập niên 90. Giữ vững lập trường và khước từ đầu tư vào những công ty không đảm bảo niềm tin để ông ủy thác, Buffett đã nhận được sự coi thường của những chuyên gia phố Wall và bị nhiều người tẩy chay như một người đã hết thời. Dầu hiệu suy nhược trong lĩnh vực công nghệ xuất hiện khi hàng loạt vụ nổ bong bóng trong lĩnh vực kinh doanh mạng đã làm trắng tay nhiều chuyên gia đó. Còn lợi nhuận của Buffett khì tăng gấp đôi. (Để xem những sự kiện này hãy đọc The Greatest Market Craches, Sorting Out Cult Stock and Beavioral Finance: Herd Behavior).

Cuộc sống riêng 

Mặc dù có tài sản tính bằng tiền tỷ nhưng Warren Buffett nổi tiếng thanh đạm. Ông vẫn sống trong căn hộ 5 phòng được mua năm 1958 với giá 31,000 đô la., uống Coca Cola và ăn tối ở những nhà hàng trong vùng nơi có những chiếc Hăm-bơ-gơ hay món thịt quay ông ưa thích. Trong thời gian dài ông né tránh ý tưởng mua phi cơ riêng. Cuối cùng thì ông cũng có một chiếc và ông đặt tên nó là “Indefensible – Không thể cưỡng nổi” – thể hiện sự tự phê bình một cách công khai về việc bỏ tiền ra mua chiếc phi cơ đó. (Hãy đọc cuốn Downshift To Simplify Your Life and Save Money The Scottish Way nếu bạn muốn tìm hiểu xem tiết kiệm thế nào để bạn có thể tiết kiệm được những khoản tiền lớn.)

Ông chung sống với Susan Thomson hơn 50 năm kể từ đám cưới năm 1952. Họ có ba người con Susie, Howard và Peter. Buffett và Susan ly thân năm 1977 nhưng vẫn duy trì hôn nhân đến khi bà qua đời năm 2004. Trước khi qua đời, Susan đã làm mối cho ông với Astrid Menks, một người hầu bàn. Buffett và Menks bắt đầu chung sống từ năm 1978 và sau đó chính thức cưới nhau vào tháng 8 năm 2006.

Tài sản thừa kế 

Bạn sẽ sử dụng đồng tiền thế nào nếu bạn là nhà đầu tư thành công nhất thế giới? Nếu là Warren Buffett bạn sẽ đem cho đi. Buffett làm sửng sốt cả thế giới khi vào tháng 6 năm 2006 ông thông báo phần lớn tài sản của ông được góp vào quỹ từ thiện Bill & Melida Gates, nơi tập trung vào các vấn đề về sức khỏe nhân loại, hệ thống thư viện nước Mỹ và các trường học trên toàn thế giới. Nó là một quỹ từ thiện trong sáng nhất thế giới. (Hãy tìm hiểu người quyên góp thánh thiện nhất ở phố Wall trong cuốn The Saints Of Wall Street.)

Những khoản từ thiện sẽ được góp bằng cổ phiếu loại B của Berkshire Hathaway. Tổng giá trị quyên góp vào quỹ Gates là 10 triệu cổ phiếu. Nó được trích từ 5% tiền lãi chỉ đến khi Buffett chết hoặc khi quỹ không còn tuân theo những qui định sử dụng tiền hay những qui định mà Bill và Melinda Gates duy trì một cách tích cực cho những hoạt động của quỹ. Khoản từ thiện mà Buffett góp năm 2006 là 500,000 cổ phiếu với trị giá gần tới 1.5 tỷ đô la.

Tính theo giá trị cổ phiếu tháng 6 năm 2008, toàn bộ khoản từ thiện đã được góp vào quỹ Gates có giá trị vào khoảng 37 tỷ đô la. Buffett đánh giá giá trị cổ phần đó sẽ tiếp tục tăng thêm qua thời gian. Một khoản từ thiện bằng cổ phần khác sẽ được chia đều cho ba quỹ do những người con của Buffett điều hành. Thêm một khoản một triệu cổ phiếu sẽ chuyển đến một quỹ được thành lập để tỏ lòng kính trọng người vợ quá cố của ông.

Trong khi quỹ từ thiện Gates đã hẳn là một bất ngờ lớn, thì những nỗ lực từ thiện của Buffett chẳng có gì mới. Ông vẫn đang cống hiến tiền của trong suốt bốn năm qua cho quỹ Buffett, sau này được đổi tên là Susan Thomson Buffett. Quỹ này hỗ trợ quyền tự lựa chọn của người phụ  nữ có kế hoạch hành động nhằm giảm bớt việc gia tăng sinh đẻ trong gia đình.

Buffett luôn vạch kế hoạch để dành phần lớn tài sản của mình làm từ thiện sau khi chết. Tinh hoa giá trị trong tâm hồn Buffett là: lý trí, quyết đoán, độc lập chính trị và nó vẫn đang chiếu sáng suốt đường đời của ông. Câu nói nổi tiếng của ông chính là: “Tôi biết những gì tôi làm, và điều đó tạo nên ý nghĩa để tiếp tục.”

Kết luận 

Tương lai chứng kiến Buffett vẫn tiếp tục không ngừng quyên góp tiền làm từ thiện. Nói về vấn đề này, ông cho biết: “Tôi không phải là người say mê được giầu có như vua, đặc biệt khi mà sự lựa chọn là sáu tỷ người trên thế giới đang phải làm vật lộn với những công việc nghèo khó hơn nhiều trong cuộc sống còn chúng ta lại đang có cơ hội kiếm lợi từ đồng tiền.” (Theo thống kê của BBC ngày 26 tháng 6 năm 2006 thì Buffett đã quyên góp được 37 tỷ đô la làm từ thiện.) 

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Hot Sonakshi Sinha, Car Price in India